Được biết máy rửa bát âm tủ và máy rửa bát độc có nhiều sự tương đồng về kích thước và nguyên lý hoạt động, do đó dễ gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hãy cùng mình tìm hiểu về cách phân biệt giữa 2 dòng máy rửa bát này để có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!
1Máy rửa bát âm tủ
Định nghĩa
Máy rửa bát âm tủ là dòng máy rửa bát được thiết kế theo dạng cánh cửa tủ hoặc ngăn kép và nó được lắp đặt âm vào tủ bếp, kệ bếp. Vì vậy bạn phải tính toán kỹ lưỡng kích thước của máy trước khi mua để phù hợp với không gian bếp.
Thông thường loại máy rửa bát âm tủ được đặt mua và lắp đặt trong quá trình xây dựng phòng bếp, cho bạn một không gian nội thất đẹp và hiện đại.
Phân loại
Hiện nay, máy rửa bát âm tủ có 2 dạng là: Máy rửa bát âm tủ toàn phần và máy rửa bát bán phần.
- Máy rửa bát toàn phần: Là loại máy được thiết kế với vị trí lắp đặt hoàn toàn chìm bên trong tủ bếp. Mặt trước sẽ không thấy cánh cửa máy mà thay vào đó là cánh tủ bếp để đồng bộ toàn bộ tủ bếp. Bộ phận cảm ứng điều khiển nằm ở phần tay nắm cửa và khi mở tủ bếp bạn mới có thể nhìn thấy nó.
- Máy rửa bát bán phần: Là dòng máy có thiết kế phần thân máy lắp chìm vào bên trong còn cửa máy sẽ được giữ nguyên và thấy rõ ở bên ngoài. Đồng thời, bảng điều khiển cũng nằm ở bên ngoài và dễ dàng nhấn nút điều khiển mà không cần mở ra bên trong như máy rửa bát toàn phần.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm của máy rửa bát âm tủ:
- Thiết kế sang trọng, tinh tế vì thiết kế lắp đặt âm tủ bếp. Đem lại sự đồng bộ, tạo điểm nhấn và làm tăng sự thẩm mỹ cho căn bếp.
- Dung tích, kích thước máy rửa bát lớn có khả năng rửa từ 12 – 14 bộ chén dĩa châu Âu.
- Hầu hết đều là máy rửa bát 3 ngăn vì vậy chén dĩa được phân loại và xếp rộng rãi vào từng ngăn. Từ đó tránh tình trạng bị va đập với nhau hay trầy xước gây hư hỏng đồ đạc.
- Độ ồn thấp chỉ từ 44dB – 47 dB. Vì vậy, thiết bị không hề gây sự khó chịu trong quá trình hoạt động.
- Dòng máy rửa bát cao cấp nên có rất nhiều chức năng đa dạng khác nhau: rửa sâu, rửa nhanh, rửa hỗn hợp…
- Tiết kiệm nước với lượng nước chỉ tốn từ 14 – 27 lít cho mỗi chu trình rửa (ít hơn 10 lít so với rửa tay thông thường)
- An toàn cho trẻ nhỏ vì có khóa bảo vệ nên trẻ nhỏ có thể tùy thích sinh hoạt cùng với cha mẹ tại bếp.
Nhược điểm của máy rửa bát âm tủ:
- Cần phải chọn máy rửa bát trước khi thiết kế tủ bếp để có thể lắp đặt được. Đo đạc cẩn thận trước khi lắp .
- Giá thành của máy cao hơn các dòng khác.
- Thiết kế máy rửa bát âm tủ sẽ phù hợp hơn với không gian bếp rộng, mẫu nhà bếp hiện đại, xu hướng mới.
- Cần sử dụng sản phẩm chuyên dụng cho máy rửa bát. Vì nếu sử dụng sai hoặc thiếu sản phẩm sẽ dẫn đến tình trạng tạo nên các cặn vôi gây bẩn lồng máy, ống thoát nước bị tắc, bọt tràn gây hư hại vi mạch…
2Máy rửa bát độc lập
Định nghĩa
Máy rửa bát độc lập là dòng máy rửa bát có thiết kế dạng tủ đứng với kích thước lớn. Công suất hoạt động của máy mạnh mẽ và có khoang chứa lớn. Bạn có thể sử dụng nó để rửa từ 10 – 16 bộ bát đĩa và xoong chảo cùng 1 lúc rất tiện dụng. Máy được thiết kế hiện đại, có thể lắp đặt âm tủ hoặc đặt ở vị trí bất kỳ trong không gian bếp.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
Tính toán lắp đặt đơn giản hơn việc lắp máy âm tủ; có thể đặt máy ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian bếp như cạnh bồn rửa để việc thoát nước dễ dàng hoặc cạnh tủ đựng chén bát để việc cất chén bát sau khi rửa thuận lợi hơn.
Nhược điểm:
Máy có kích thước lớn; chiếm nhiều không gian, việc di chuyển máy cũng khó khăn hơn.
3So sánh máy rửa bát âm tủ với máy rửa bát độc lập
Giống nhau
- Khoang rửa lớn, công suất hoạt động mạnh mẽ, rửa được nhiều bộ bát đĩa, xoong nồi… cùng lúc.
- Được thiết kế với kích thước lớn và kiểu dáng hiện đại, đẹp trang nhã và sang trọng.
- Nguyên lý hoạt động và các chương trình rửa đa dạng, giúp rửa sạch vật dụng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức tối ưu.
Khác nhau
- Máy rửa bát âm tủ: Lắp đặt bên trong tủ hoặc kệ bếp.
- Máy rửa bát độc lập: Lắp đặt bên trong tủ hoặc đặt ở vị trí độc lập bất kỳ trong không gian bếp.
Bảng so sánh máy rửa bát âm tủ với máy rửa bát độc lập
Loại máy | Máy rửa bát âm tủ | Máy rửa bát độc lập |
Vị trí lắp đặt | Lắp âm tủ bếp, cố định | Linh hoạt lắp đặt ở nhiều vị trí, khó di chuyển |
Đối tượng sử dụng | Gia đình có 4 – 6 thành viên | Gia đình có 4 – 6 thành viên |
Không gian phù hợp | Không gian bếp rộng | Không gian bếp rộng |
Kích thước | Chiều cao khoảng 85cm, ngang 60cm, rộng 60cm Tương đương tủ lạnh mini khoảng 90 lít | Chiều cao khoảng 85cm, ngang 60cm, rộng 60cm Tương đương máy giặt lồng ngang |
Thiết kế | Thiết kế dạng cánh cửa tủ hoặc ngăn kéo | Thiết kế dạng đứng, có thể đặt độc lập |
Số chén bát rửa được | Từ 10 – 14 bộ chén dĩa và xoong nồi một lần với nhiều chương trình từ thông thường đến sấy, làm bóng. | Từ 8 – 16 bộ chén bát |
Tầm giá | Khoảng 15 – 35 triệu đồng | Khoảng 15 – 33 triệu đồng |
Tổng kết
Nếu không gian bếp nhà bạn chật, bạn nên chọn loại máy rửa bát âm tủ để tiết kiệm tối ưu diện tích sử dụng. Đồng thời, dòng máy này giúp căn bếp nhà bạn trở nên thông thoáng hơn, tăng tính thẩm mỹ cao, tạo vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho gian bếp của gia chủ.
Ngược lại, nếu gia đình bạn sở hữu không gian bếp rộng rãi hoặc nhà bạn không có thiết kế lắp đặt âm, bạn có thể chọn loại máy rửa bát độc lập như một điểm nhấn cho gian bếp. Đặc biệt, với dòng máy này người dùng có thể lắp đặt ở mọi vị trí tùy thích và dễ dàng di chuyển khi cần thiết.