Top 3 robot hút bụi có giá dưới 7 triệu đồng, hội “yêu bếp, nghiện nhà” phải “chốt đơn” ngay vì rất đáng tiền!
Việc sắm sửa cho mình một “em” robot hút bụi hiện tại không còn là ước mơ quá xa vời đối với hội chị em nữa; vì với một hầu bao không quá rủng rỉnh; chúng ta đã có thể tậu được cho mình một sản phẩm tương đối chất lượng rồi.
Tuy nhiên, khi tài chính không còn là nỗi lo thì cũng là lúc một vấn đề khác xuất hiện; đó là có quá nhiều sản phẩm với mức giá “xêm xêm” nhau và người dùng thì bắt đầu “loạn hết cả lên”; không biết phải lựa chọn cái nào cho phù hợp với nhu cầu.
Do đó, trong bài viết này; SINEHOME sẽ liệt kê cho hội chị em top 3 mẫu robot hút bụi siêu “chất” ở tầm giá dưới 7 triệu đồng; chuẩn bị tạm biệt những ngày hì hục “quét quét, lau lau” đi thôi!
Xiaomi Vacuum Mop (SKV4093GL) – Giá tham khảo: 5,89 triệu
Đầu tiên là một sản phẩm đến từ Xiaomi. Với “gia phả” robot hút bụi vô cùng phức tạp của hãng sản xuất Trung Quốc; chúng mình đã chọn ra được một ứng cử viên sáng giá nhất ở tầm giá dưới 7 triệu đồng, đó chính là chiếc Xiaomi Vacuum Mop (SKV4093GL).
Vì dòng Vacuum Mop của Xiaomi có rất nhiều sản phẩm khác nhau; do đó khi “chốt đơn”; chị em nhớ kiểm tra kỹ tên mã sản phẩm là SKV4093GL thì mới đúng nhé; vì rẻ hơn Vacuum Mop, Xiaomi còn có thêm một “bé” Vacuum Mop Essential nữa. Tuy rẻ hơn kha khá nhưng đây không phải là một sản phẩm đáng mua.
Quay lại với Vacuum Mop, đây là một sản phẩm đã từng gây sốt cho cả “cộng đồng” robot hút bụi nói chung và hội chị em “yêu bếp; nghiện nhà” nói riêng khi vừa mới được ra mắt. Tuy nhiên; khi ấy mức giá của sản phẩm này vẫn khá cao (gần 7,5 triệu đồng) nên nó đã vướng phải rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ.
Sau nhiều lần được điều chỉnh và trở về mức giá chỉ 5,89 triệu đồng như hiện tại; Vacuum Mop lại trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất tại thị trường Việt Nam.
Xét về ưu điểm thì Vacuum Mop có rất nhiều:
– Đầu tiên, Vacuum Mop sở hữu “chiều cao” tương đối lý tưởng – chỉ 8,2cm; mỏng hơn nhiều so với các sản phẩm trước đây. Điều này cho phép chú robot của chúng ta có thể luồn lách; chui vào gầm bàn; gầm ghế sofa một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên; việc sở hữu một “chiều cao” lý tưởng cũng đồng thời là một nhược điểm của Vacuum Mop; nhưng chúng ta sẽ làm rõ nó ở phần sau.
– Tiếp theo, Vacuum Mop có công suất hút thuộc dạng khá mạnh (2.500Pa); gần như là vô đối trong phân khúc dưới 7 triệu đồng. Với dung tích khay đựng rác lớn lên đến 600ml; chị em cũng không cần kiểm tra và vệ sinh bộ phận này quá thường xuyên.
– Kế đến; sản phẩm robot hút bụi của Xiaomi còn có luôn cả khay đựng nước để phục vụ khả năng lau sàn. Dung tích khay là 200ml; cùng với đó là một động cơ nhỏ hoạt động như một máy bơm giúp Vacuum Mop có thể tự động điều chỉnh lượng nước tuỳ theo điều kiện mặt sàn. Theo các thử nghiệm; với một khay nước đầy; đại diện đến từ Xiaomi có thể làm sạch một diện tích mặt sàn lên đến 60m2.
– Ưu điểm cuối cùng của mẫu robot hút bụi này là nó hoạt động khá yên tĩnh. Với công suất mạnh nhất trong tầm giá nhưng độ ồn chỉ dừng lại ở mức 60-65dB; người dùng có thể hoàn toàn thoải mái để “em nó” làm việc của mình khi đang ở nhà mà không sợ bị làm phiền bởi những tiếng vo vo khó chịu. Đây là điều mà những sản phẩm có giá thậm chí gấp đôi Vacuum Mop không thể nào làm được.
Kết thúc phần ưu điểm; đi đến những nhược điểm đáng chú ý của mẫu robot hút bụi này nào!
– Còn nhớ ưu điểm mà cũng là nhược điểm mà chúng mình đã nhắc đến bên trên chứ? Đó là “chiếc” robot hút bụi này sở hữu một độ mỏng đáng mơ ước ấy. Hoá ra; đó là một sự đánh đổi; để sở hữu được ngoại hình “mi nhon” kể trên, Vacuum Mop không hề được trang bị cảm biến quét không gian LiDAR. Do đó, đảm nhận nhiệm vụ quan sát không gian xung quanh đều được giao cho một camera góc rộng được đặt trên đỉnh máy cùng với các cảm biến xung quanh “chú” robot này. Đây là lý do vì sao Vacuum Mop quét và vẽ bản đồ phòng một cách khá chậm chạp.
– Do không được trang bị cảm biến thảm nên Vacuum Mop tỏ ra khá bối rối khi hoạt động trong các căn phòng được trải thảm. Tuy nhiên, việc sở hữu một công suất hút tương đối “bá đạo” đã phần nào khoả lấp được điểm yếu này.
– Một điểm yếu khác tuy nhỏ nhưng cũng đáng lưu ý đó là “em nó” lau nhà không được sạch lắm đâu, có lẽ toàn bộ “tinh tuý” của Vacuum Mop đã được Xiaomi tập trung hết vào khả năng hút bụi mất rồi, nên chị em nhớ cân nhắc trước khi xuống tiền nhé.
Ecovacs Deebot U2 Pro – Giá tham khảo: 5,9 triệu đồng
Đến từ thương hiệu có hơn 20 kinh nghiệm sản xuất robot hút bụi, chiếc Deebot U2 Pro quả thực là một lựa chọn đáng cân nhắc trong tầm giá dưới 7 triệu với rất nhiều những ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong khả năng hút bụi và dọn dẹp lông thú cưng.
Đến với những ưu điểm trước.
– Ecovacs Deebot U2 Pro có khả năng tuỳ biến khay đựng bụi và nước một cách vô cùng linh hoạt. Nếu muốn “em nó” vừa hút vừa lau sàn, chị em có thể sử dụng khay chứa 2 trong 1, với dung tích lần lượt là 400ml cho khay đựng bụi và 300ml cho phần chứa nước. Còn nếu như chỉ muốn sử dụng tính năng hút bụi, người dùng có thể gắn vào máy một khay đựng bụi cỡ “đại” với dung tích lên đến 800ml! Từ nay chị em không còn phải kiểm tra và vệ sinh khay chứa bụi thường xuyên nữa rồi nhé.
– Ngoài loại chổi lông để quét bụi thông thường, Ecovacs còn tặng thêm bên trong hộp của Deebot U2 Pro một chiếc chổi chống rối được làm hoàn toàn bằng cao su, chuyên dùng để dọn dẹp tóc; hay lông thú cưng. Do đó, nếu đang tìm kiếm một mẫu robot hút bụi có khả năng xử lý hiệu quả “mớ” lông của “hoàng thượng” tại nhà thì U2 Pro là một sản phẩm rất nên cân nhắc.
– Điểm mạnh cuối Deebot U2 Pro là thời lượng hoạt động liên tục của nó. Với viên pin lên đến 3.200mAh; “chú” robot này có thể hoạt động liên tục đến 120 phút trước khi phải tự động quay lại trạm sạc để nạp pin; một con số tương đối ấn tượng nếu so sánh với các đối thủ trong cùng tầm giá.
Quay sang những nhược điểm của Deebot U2 Pro.
– Có thể nói, với tất cả những tính năng thông minh kể trên; Ecovacs nên trang bị cho U2 Pro một công suất hoạt động lớn hơn là con số 1.500Pa. Trên thực tế, đây không phải là một thông số tệ và hiệu quả làm sạch của mẫu robot này cũng không thua kém gì so với đối thủ đến từ Xiaomi kể trên; nhưng đối với những trường hợp cực đoan như trên thảm, 1.500Pa của Deebot U2 Pro tỏ ra khá đuối!
– Công suất yếu nhưng “trái khoáy” thay; độ ồn của Deebot U2 Pro lại cao hơn hẳn so với Vacuum Mop. Con số lần lượt là 65dB khi hoạt động ở chế độ bình thường và leo lên hẳn 75dB khi tối đa công suất. Độ ồn này là tương đương với âm thanh tại một giao lộ lớn; trong tình trạng tương đối đông xe. Do đó, nếu là người nhạy cảm với âm thanh thì chị em nên bỏ qua “em” này.
– Điểm yếu cuối cùng của Deebot U2 Pro, cũng tương tự như chiếc Xiaomi Vacuum Mop bên trên; đó là nó không có hệ thống cảm biến LiDAR để hỗ trợ định hướng, nên “chiếc” robot hút bụi này sẽ mất khá nhiều thời gian để làm quen với căn phòng của bạn đấy!
Liectroux XR500 – Giá tham khảo: 5,3 triệu đồng
Liectroux không phải là một thương hiệu robot hút bụi quá đình đám tại thị trường Việt Nam, nhưng mà hãng sản xuất đến từ Đức này lại có truyền thống cho ra đời nhiều sản phẩm robot hút bụi cực kỳ chất lượng, XR500 là một ví dụ. Ở tầm giá dưới 7 triệu đồng, nó gần như không có đối thủ.
Những ưu điểm của Liectroux XR500 thì cực kỳ nhiều, bao gồm:
– Đầu tiên là về mặt công suất, Liectroux đã trang bị cho XR500 một động cơ siêu khoẻ, cho lực hút lên đến 2.500Pa, tương đương với Vacuum Mop, tuy nhiên độ ồn ở khi hoạt động bình thường chỉ rơi vào khoảng 45dB và chỉ lên đến 65dB khi tối đa công suất.
– Liectroux nổi tiếng là một hãng sản xuất robot hút bụi với những sản phẩm có thời lượng sử dụng cực kỳ “trâu bò”, với viên pin bên trong robot là có dung lượng lên đến 3.200mAh, ZK901 có thể hoạt động liên tục trong vòng 150 phút ở chế độ hút thông thường và giảm còn 120 phút nếu hoạt động hết công suất.
– Chế độ lau sàn của XR500 cũng thông minh không kém gì Vacuum Mop khi nó sở hữu một phần bơm nước cho phép kiểm soát quá trình phun nước thông minh theo từng loại mặt sàn, chống trơn trượt, chống phun nước nhiều khi ngừng hoạt động, bảo vệ tối ưu cho sàn nhà gỗ.
– Ưu điểm cuối cùng mà cũng là đáng giá nhất trên XR500 đó là cảm biến quét không gian LiDAR, đây là trang bị mà rất ít những sản phẩm trong cùng phân khúc sở hữu. Với LiDAR, sản phẩm đến từ Liectroux có thể lập bản đồ không gian của căn phòng một cách nhanh chóng và vô cùng chính xác. Ngoài ra, với ứng dụng trên smartphone, người dùng hoàn toàn có thể đánh dấu cho robot ghi nhớ đâu là phòng khách, bếp hay phòng ngủ. Chưa hết, XR500 có thể nhớ đến 4 tầng khác nhau của một toà nhà.
Tạm rời xa những tính năng đáng giá trên Leictroux XR500, hãy cùng điểm qua một số nhược điểm:
– Đầu tiên có thể kể đến điểm trừ khi sở hữu cảm biến LiDAR. Vì có thêm một phần “gù” lên ở mặt lưng, nên khả năng “chui gầm” của XR500 là tương đối hạn chế, nhất là khi so sánh với độ mỏng chỉ 8,2cm của Vacuum Mop. Nhưng đó là một sự đánh đổi xứng đáng.
– Ngoài ra, việc hộp đựng bụi và khay chứa nước của XR500 được thiết kế rời cũng có thể là một nhược điểm đối với nhiều người dùng vì sẽ khá mất công trong việc tháo lắp và vệ sinh. Tuy nhiên đổi lại chúng ta có 2 phần khay này với dung tích khá lớn, lần lượt là 500ml đối với phần chứa bụi và 450ml đối với phần đựng nước lau sàn.