Vệt loang bất trị trên tất cả máy rửa bát

Mặc dù máy rửa bát là thiết bị tự động, nhưng người dùng cần có kiến thức “chuyên môn” khá vững để sử dụng loại thiết bị này một cách hiệu quả. Tránh bị vệt loang trên xoong nồi.

Vệt loang bất trị trên máy rửa bát
Vệt loang bất trị trên máy rửa bát

“Máy rửa bát lúc thì sạch bong ‘kin kít’, lúc thì bị loang lổ vệt vôi trắng, có cảm giác khô mờ, không sáng bóng nữa. Thực sự thất vọng”. Đây là tâm sự của P., một người dùng mới mua máy rửa bát theo lời khuyên của một cô bạn.

Trước những lời khen được chị P. gọi là “thần thánh hóa” về máy rửa bát, chị đã không ngại ngần bỏ ra số tiền gần 20 triệu đồng để sở hữu một dòng máy rửa bát cao cấp, thế nhưng kết quả lại không như mong đợi.

Chị P. không phải người duy nhất gặp tình trạng “dở khóc dở cười” với máy rửa bát. Trên một hội nhóm chuyên thảo luận về máy rửa bát, không khó để bắt gặp những bài đăng có nội dung tương tự.

“Rửa đồ sứ thì sạch, nhưng nhựa thì gần như luôn bị bám một lớp bột. Nồi, xoong thì luôn không sạch, vung cũng bị y như thế. Tóm lại lúc thì sạch. Lúc thì không”, Ly – một người dùng Facebook chia sẻ.

“Rửa bát xong là cứ hồi hộp. Lúc vui lúc buồn. Thất vọng quá”, một người dùng khác bộc bạch.

Hiện tượng phổ biến, ai mua cũng “dính”?

Vệt loang bất trị trên máy rửa bát
Vệt loang bất trị trên máy rửa bát

Theo lý giải của Nam, một chuyên gia về các thiết bị điện gia dụng, hiện tượng bát, đĩa đóng cặn thành vệt trắng khi dùng máy rửa bát là khá phổ biến, tới mức gần như người Việt nào cũng từng trải qua khi mua và sử dụng thiết bị này.

“Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng đá vôi lẫn trong nước sinh hoạt quá nhiều, nên khi máy rửa bát đun nóng nước để làm sạch, đã khiến nó đóng cặn và bám vào bát đĩa, nồi xong,…”, Nam cho biết.

“Lý thuyết là thế, nhưng hiện tượng này xảy ra nhiều hay ít có thể là do cách xếp bát đĩa, chất tẩy rửa có chuẩn, có đủ không, nguồn nước với muối có hợp lý không”, Nam chia sẻ.

Bởi vậy, người sử dụng máy rửa bát được cho là cần phải sẵn sàng tâm lý đối phó với các loại tình huống, và đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

Vệt loang bất trị trên máy rửa bát
Vệt loang bất trị trên máy rửa bát
vết loang trên cốc ly thủy tinh
vết loang trên cốc ly thủy tinh

Thực tế khi dạo qua các hội nhóm về thiết bị gia dụng trên mạng xã hội, dễ thấy có khá nhiều người nghĩ rằng máy rửa bát là loại sản phẩm nhằm đơn giản hóa quy trình làm bếp, đồng nghĩa với việc nó cũng sẽ đơn giản trong thao tác.

Tuy nhiên, để sử dụng loại thiết bị này một cách hiệu quả, lại yêu cầu người dùng có kiến thức về chuyên môn khá vững.

Trong đó, một số người nghĩ rằng máy rửa bát mua về cứ rửa rồi tự sạch. Đây là quan niệm không hoàn toàn chính xác.

“Công thức” rửa có thể thay đổi tùy theo dòng máy, khu vực sinh sống

nguồn nước có độ nặng cao
nguồn nước có độ nặng cao

Thông thường, để giảm bớt hiệu ứng vôi hóa nêu trên; người dùng máy rửa bát sẽ sử dụng một số “phụ gia” đi kèm như muối làm mềm nước; chất tẩy rửa chuyên dụng, và thậm chí cả chất làm bóng nếu muốn bát, đĩa ‘sáng như mới’.

Tuy nhiên, việc sử dụng bao nhiêu muối, bao nhiêu chất tẩy; và chế độ máy tùy chỉnh thế nào; để hiệu quả lại là điều không hề dễ dàng; và yêu cầu người dùng có thời gian trải nghiệm, từ đó dẫn đến xây dựng được một “công thức” riêng.

Cần lưu ý rằng “công thức” này có thể thay đổi tùy theo dòng máy rửa bát, khu vực sinh sống; nên không phải cứ hiệu quả với một người, là đương nhiên sẽ áp dụng được với người khác.

Có trường hợp người dùng sau khi đăng đàn “cầu cứu” cộng đồng mạng, nhận được nhiều ý kiến giúp đỡ; nhưng đến áp dụng lại càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

“Ban đầu mua máy, thợ cài mức tiêu thụ muối H5; sau khi nghe mọi người tư vấn mình tăng muối lên H6, nhưng còn bị nặng hơn. Vết loang trắng mình ngâm cả dung dịch tẩy xoong nồi cũng không hết; dùng bàn chải đánh cũng không ăn thua”, một người dùng tên Lan chia sẻ.

Tài khoản Vân Anh giãi bày: “Sau khi được các bác tư vấn; em thử tăng muối vài bữa, sau lại giảm và chốt lại là tăng lượng tiêu hao muối tình trạng loang trắng càng thêm nặng nề. Sau đó em giảm lượng tiêu hao muối đi thì thấy tình hình đã được cải thiện”.

nguồn nước có độ nặng cao

Theo chia sẻ của một số người dùng; nếu thấy bát; đĩa bị bám vôi trắng sau khi rửa; chỉ cần điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng muối trong các lần rửa sau cho phù hợp. Còn nếu muốn bát, đĩa “sáng bóng”, cần chọn chất làm bóng phù hợp, đúng định lượng.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không được dùng các loại nước rửa bát thông thường; mà phải dùng chất tẩy rửa đặc biệt – loại chuyên dành cho máy rửa bát (thường có dạng viên, hoặc bột).

Đối với một số dụng cụ làm bếp như xoong; chảo chống dính, người dùng cần đặc biệt lưu ý không cho vào máy rửa bát; vì hóa chất tẩy rửa có thể làm hư lớp chống dính; cũng như biến đổi chất liệu trên bề mặt, dẫn tới độc hại khi sử dụng để nấu ăn.

Đối với một máy rửa bát thông thường; bạn nên vệ sinh máy định kỳ sau khoảng từ 3 – 6 tháng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Điều này cũng góp phần giúp cho máy rửa sạch bát đĩa như khi mới mua.