NHỮNG LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT MÁY RỬA BÁT BẠN CẦN BIẾT

Máy rửa bát là một dụng cụ nhà bếp thông minh hiện rất phổ biến trong các gia đình bởi sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, để máy vận hành tốt, linh hoạt và không gây khó khăn cho người sử dụng thì thao tác lắp đặt máy là vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu những lưu ý khi lắp đặt máy rửa bát thông qua bài viết sau:

Những lưu ý khi lắp đặt máy rửa bát

1. Trước khi lắp đặt

  • Tham khảo trước hướng dẫn lắp đặt máy rửa bát từ nhà sản xuất, đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước không cắt bớt hoặc tự ý thay đổi cách lắp.
  • Kiểm tra toàn bộ sản phẩm và phụ kiện, đảm bảo không đầy đủ và hỏng hóc.
  • Để công tắt về chế độ off để đảm bảo an toàn.

 

2. Vị trí lắp đặt máy

  • Đặt máy trên sàn cứng, phẳng và có đủ khả năng chịu tải đồng thời có thể đóng cửa máy dễ dàng và thuận tiện.
  • Không lắp máy gần nguồn nhiệt cao như bếp, thiết bị điện tử, quạt sưởi, lò sưởi… và không đặt đè lên cáp dây điện để đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Bạn có thể chọn lắp máy rửa chén ở một bên của bồn rửa chén để nối ống thoát nước cho máy tiện hơn. Khi đặt máy vào vị trí đã chọn, đặt máy dựa vào tường, 2 cạnh hông của thân máy nên đặt song song với tường hay tủ bếp.
  • Các ống dẫn nước, thoát nước đi cùng với máy có thể thay đổi vị trí sang trái hoặc phải tùy vào việc lắp đặt máy sao cho phù hợp, tiện dụng với người dùng nhất. Đảm bảo ống mềm cấp và thoát nước không bị gập, kẹp hoặc nát khi đẩy máy vào vị trí sau khi hoàn tất lắp đặt.


3. Kết nối nguồn điện cho máy

  • Kết nối thiết bị với công tắc tiếp đất được bảo vệ bằng cầu chì và tuân thủ các giá trị nêu trong bảng thông số kỹ thuật.
  • Chỉ cắm phích điện của máy vào ổ cắm khi máy đã được nối đất đúng cách, nếu không nối đất trong trường hợp xảy ra sự cố, có thể tăng nguy cơ chập điện.
  • Không thực hiện các kết nối thông qua cáp kéo dài hoặc nhiều phích cắm. Các cáp điện bị hỏng phải được thay thế bởi các trung tâm bảo hành chuyên nghiệp.
  • Trong suốt quá trình lắp đặt máy, bạn tuyệt đối không nối điện cho máy để tránh bị chập mạch, giật điện.
  • Phích cắm cáp phải nằm trong tầm với sau khi lắp đặt. Rút phích thiết bị sau khi chương trình rửa đã hoàn tất.
  • Sử dụng loại cầu chì 10 amp, cầu chì ngắt trễ hay thiết bị ngắt mạch khi lắp đặt máy, nối điện cho máy vào 1 mạch riêng biệt.
  • Khi nối nhiệt, bạn không được đè bẹp, uốn cong dây điện quá mức.


4.Lắp đường ống dẫn nước

  • Kết nối ống mềm cấp nước lạnh với đầu ren kết nối 3/4 và phải siết thật chặt để đảm bảo khi sử dụng không xảy ra sự cố.
  • Nên sử dụng loại ống nước mới 100%. Trước khi sử dụng bạn nên xả nước 1 lần để loại bỏ bụi bẩn trong ống, tránh nguy cơ đầu vào nước bị tắc dẫn đến hư hại.
  • Chiều dài ống mềm không nên vượt quá 4m kể cả kéo dài vì nếu ống mềm xả nước dài hơn 4m thì bát đĩa sẽ không được làm sạch, chọn ống mềm phù hợp và khớp với ống xả, tránh việc bị bung ra trong quá trình sử dụng.
  • Đường kính tối thiểu của lỗ khoan tủ bếp hoặc tường phải là 8cm để có thể luồn dây cáp và ống dẫn nước qua dễ dàng.
  • Kết nối đường cấp nước chú ý các mối nối sao cho không bị hở và hạn chế độ dài của ống và cút đổi đầu để đường nước đi thuận tiện nhất.
  • Khi nối ống thoát nước với đường ống thoát nước, chọn lắp với đường ống có bán kính ít nhất 40 mm hoặc lắp ống thoát nước chảy thẳng vào bồn rửa chén. Phần đầu ra của ống thoát nước cần phải nằm ở vị trí thấp hơn 750 mm so với mặt sàn và không nhúng ống vào nước để nước không chảy ngược lại.
  • Khi nối ống thoát nước vào cửa thoát nước, bạn nên vặn chặt để hạn chế rò rỉ nước tối đa.

Trên đây là thông tin về quy trình và những lưu ý khi lắp đặt máy rửa bát để vận hành máy một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật hoặc không có nhiều thời gian lắp đặt thì hãy liên hệ sự trợ giúp của các dịch vụ lắp đặt máy chuyên nghiệp.