Robot hút bụi thông minh được sở hữu nhiều tính năng hữu ích. Tuy nhiên; sản phẩm này vẫn chưa phải là hoàn hảo để thay thế được hoàn toàn công sức của con người. Vậy những hạn chế của robot hút bụi thông minh này là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
1 Hoạt động ồn
Độ ồn trung bình của 1 robot hút bụi thông minh thường từ 70 dBA trở xuống.
Nếu bạn nghe trong một khoảng thời gian ngắn thì độ ồn này không có ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu bạn là người ưa yên tĩnh mà phải nghe tiếng ồn này liên tục trong 1 – 2 giờ thì chắc chắn gây ra nhiều khó chịu.
Vì vậy, để tránh được tiếng ồn gây ra từ robot hút bụi, người dùng nên cài đặt lịch trình để hoạt động robot khi không có ở nhà.
2 Không thể leo bậc thang
Robot hút bụi lau nhà hiện nay chưa có khả năng tự leo cầu thang, để vệ sinh các phòng ở các tầng khác nhau trong một căn nhà, người dùng buộc phải mang robot từ tầng này lên tầng khác.
Robot hiện nay chỉ có khả năng hoạt động làm sạch duy nhất trong 1 mặt phẳng hay chỉ vượt lên chướng ngại vật có độ cao khoảng 1,2 – 2 cm. Vì thế, robot hút bụi thường thích hợp để dùng trong căn hộ chung cư.
3 Hoạt động kém hiệu quả khi sàn bừa bộn
Một trong những hạn chế nữa của chiếc robot hút bụi là khả năng làm việc trên bề mặt sàn bừa bộn khá kém. Những gia đình có diện tích sàn lớn đồ đạc để bừa bộn; có con trẻ hay bầy đồ chơi ra sàn nhà thì robot hoạt động không hiệu quả. Điều này; sẽ làm cho con robot hút bụi liên tục va chạm phải vật cản; khả năng đổi hướng; đi vào các ngóc ngách sẽ bị suy giảm.
Để đảm bảo robot hoạt động hiệu quả, người dùng nên dọn dẹp hết các loại vật cản như dây điện, dép, đồ chơi trẻ nhỏ,… trước khi khởi động robot hút bụi để làm việc.
4 Thời gian làm sạch lâu
Với những máy hút bụi thông thường, thường chỉ mất khoảng 30 phút có thể làm sạch được căn nhà của bạn, thì với robot hút bụi sẽ cần khoảng thời gian gấp 2 – 3 lần để làm sạch.
Robot hút bụi cần nhiều thời gian để làm sạch là do kích thước của robot nhỏ và phải tự động lập trình quá trình làm sạch bằng công nghệ nhân tạo mà không hoạt động như não bộ của con người.
Vì vậy robot sẽ phải mất một khoảng thời gian để đưa ra quyết định phương hướng để hoạt động; rẽ phải hay rẽ trái, tránh những vật cản trong quá trình làm sạch.
5 Chi phí đầu tư ban đầu không rẻ
Để sở hữu robot hút bụi lau nhà chính hãng, có chất lượng tương đối tốt, người tiêu dùng phải bỏ ra khoản chi phí khá cao từ 5 triệu đồng và có thể lên đến 25 triệu đồng cho mỗi robot hút bụi.
Chưa kể đến, để đảm bảo robot hoạt động hiệu quả thì người dùng nên thường xuyên thay thế những phụ kiện như là chổi hút bụi, màng lọc khí, chổi quét 6 tháng 1 lần.
Bên cạnh đó, pin cũng nằm trong diện cần thay thế nếu thời gian hoạt động của thiết bị trong 1 lần sạc giảm xuống 1 cách rõ rệt. Chi phí để thay mỗi bộ phận cũng không hề rẻ, dao động từ vài trăm nghìn cho đến 1 triệu đồng, tùy vào từng thương hiệu.
6 Lau không sạch như người
Chiếc robot hút được người dùng đánh giá khá cao về khả năng hút bụi. Nhưng nếu nhà bạn thường xuyên xuất hiện những vết bẩn khó làm sạch, có thể do trẻ nhỏ gây ra, và bạn có yêu cầu cao về khả năng lau nhà của robot thì bạn cần phải cân nhắc thêm.
Bởi lượng nước trong khăn của robot khá hạn chế; khăn cũng không được làm sạch liên tục trong quá trình lau; lực đẩy của robot cũng không thể so sánh với lực đẩy của con người được. Hãy thay két nước thường xuyên cho robot khi lau nhà để đảm bảo nước lau sàn luôn sạch sẽ.
7 Nếu không vệ sinh, máy móc sẽ bị ảnh hưởng
Để thực hiện tốt công việc dọn rửa và máy hoạt động hiệu quả, trung bình từ 2 – 3 tháng bạn nên vệ sinh robot một lần, tránh máy móc không bị ảnh hưởng, robot không bị bám bụi và mang đi khắp nhà.