Hướng dẫn vệ sinh máy rửa chén

Hướng dẫn vệ sinh máy rửa chén

Nếu bạn mới làm quen với máy rửa bát và không biết cách vệ sinh chiếc máy làm sạch chén đĩa hiện đại này thế nào, hãy tham khảo bài hướng dẫn vệ sinh máy rửa bát bên dưới ngay.

1Vệ sinh bộ lọc

Vệ sinh bộ lọc
Vệ sinh bộ lọc

– Bộ lọc gồm có 3 bộ phận là:

Tấm lọc chính,(các mảnh vụn thức ăn nhỏ thường được giữ lại ở bộ phận này),

Giỏ lọc tinh (giỏ giữ lại cặn thức ăn và bụi bẩn)

Tấm lọc thô (giữ lại những mảnh thức ăn lớn).

– Khi vệ sinh bạn cần vệ sinh cả 3 bộ phận trên, làm sạch thường xuyên. 1 tuần 1 lần và sau mỗi lần rửa chén đĩa bạn cần kiểm tra bộ lọc; lấy đi các mảnh vụn thức ăn lớn để tránh gây tắc ống thoát nước.

– Để tháo bộ lọc ra vệ sinh. Bạn vặn ngược toàn bộ bộ lọc ra khỏi thân máy; rồi nhấc bộ lọc lên; vặn ngược tấm lọc thô nhấc ra khỏi giỏ lọc tinh; cuối cùng nhấc tách giỏ lọc tinh ra khỏi tấm lọc chính (như hình ở trên).

Vệ sinh bộ lọc
Vệ sinh bộ lọc

– Bạn lật úp các bộ phận của bộ lọc để làm các mảnh vụn thức ăn rơi ra ngoài. Sau đó đặt các bộ phận dưới vòi nước xả mạnh; dùng bàn chải để chà rửa.

– Không gõ bộ lọc trong quá trình vệ sinh để tránh làm móp méo bộ lọc; gây giảm hiệu năng của máy khi vận hành.

– Vệ sinh xong bộ lọc; bạn lắp các bộ phận vào nhau; đặt vào vị trí để bộ lọc của máy; ấn mạnh để bộ lọc dính chặt vào thân máy.

2Vệ sinh thân máy

Vệ sinh thân máy
Vệ sinh thân máy

– Người dùng sử dụng 1 miếng vải mềm ẩm lau chùi nhẹ nhàng bảng điều khiển rồi dùng khăn mềm khô lau lại lần nữa là bảng điều khiển sẽ sạch ngay.

– Với bên trong thân máy, nếu vết bẩn bám ít, bạn cũng sử dụng khăn vải mềm ẩm để vệ sinh. Trường hợp vết bẩn bám nhiều, có vết bẩn đã khô cứng lại, bạn pha loãng chất tẩy rửa với nước, nhúng khăn vải mềm vào nước tẩy rửa chà lau bên trong khoang máy, chà kỹ các góc cạnh, viền máy, dùng bàn chải mềm cọ rửa vết bẩn cứng đầu.

– Người dùng khi vệ sinh nên kéo giá đỡ phía dưới, kiểm tra khu vực ống xả, chùi rửa xung quanh để đảm bảo không có các vật thể cứng bám vào làm tắc ống, gây hại cho máy bơm, tăng nguy cơ làm trầy chén dĩa.

– Với cửa máy, bạn cũng dùng khăn vải mềm lau chùi các đường viền cửa, không dùng các chất tẩy rửa dạng xịt để làm sạch cửa máy vì nó có thể dính vào khóa cửa, các bộ phận điện, gây hư hỏng các bộ phận này và gây nguy hiểm cho người dùng.

– Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng nước rửa chén để làm chất tẩy rửa vì nó tạo nhiều bọt, vệ sinh máy mất nhiều thời gian.

– Dùng sáp đánh bóng để làm bóng vỏ máy, tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn, miếng chùi rửa bằng kim loại, chất tẩy rửa mạnh có tính ăn mòn cao để vệ sinh máy rửa bát.

3Vệ sinh tay phun

Vệ sinh tay phun
Vệ sinh tay phun

– Khi vệ sinh tay phun, bạn tháo tay phun (cánh quạt phun nước) ra và vệ sinh trong nước xà phòng ấm hoặc giấm pha nước ấmdùng bàn chải mềm chà nhẹ các lỗ phun nước hoặc dùng tăm để làm thông các lỗ phun bị tắc, sau đó vệ sinh lại với nước sạch rồi lắp lại vào máy.

– Sau khi lắp tay phun vào máy mà bạn xoay thử, tay phun không chuyển động mượt mà thì vẫn còn chất bẩn bám vào tay phun, bạn tháo ra vệ sinh lại.

– Nên vệ sinh tay phun thường xuyên để tránh các chất hóa học có trong nước cứng tích tụ, lắng đọng gây tắc nghẽn các lỗ phun nước, trục máy, giảm hiệu năng làm sạch của máy.

4Lưu ý khử mùi máy

– Muốn khử mùi cho máy rửa bát, bạn đặt vào giỏ đựng đồ ở trên cùng 1 cốc giấm trắng, chạy chương trình rửa với nhiệt độ cao nhất, không đặt thêm đồ dùng khác vào máy, giấm sẽ khử sạch mùi hôi, diệt khuẩn cho máy tối ưu.

Lưu ý khử mùi máy
Lưu ý khử mùi máy

– Nếu không dùng giấm, bạn có thể đổ 1 cốc baking soda xuống đáy máy, chạy chương trình rửa với chu trình ngắn nhất, các vết bẩn, mùi hôi cũng được loại bỏ dễ dàng nhé.